Thuốc

Thuốc Loratadin có công dụng gì? Làm thế nào để sử dụng đúng cách

Loratadin là một loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng như mề đay, ngứa ngáy, sổ mũi, hắt hơi. Khi gặp phải các trường hợp trên thì thuốc Loratadin có thể coi là một “cứu tinh” để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên sử dụng thuốc Loratadin khoa học và hiệu quả thì người dùng cần biết các thông tin sau.

I. Thông tin về thành phần thuốc Loratadin

Loratadin là loại thuốc nằm trong nhóm thuốc kháng histamin, hiện nay thuốc có các dạng như sau:
  • Hộp viên nén 10 viên (loratadin 10mg)
  • Dạng chai si-rô 60ml. Mỗi 5ml chứa 5mg loratadin
  • Dạng viên ngậm phân hủy bằng miệng 10mg
  • Dạng kết hợp với epinephrine.
Loratadin là loại thuốc nằm trong nhóm thuốc kháng histamin có nhiều dạng bào chế
Loratadin là loại thuốc nằm trong nhóm thuốc kháng histamin có nhiều dạng bào chế

II. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định dùng Loratadine

1. Chỉ định dùng thuốc

Thuốc được sử dụng cho những người bị:
  • Viêm mũi dị ứng.
  • Viêm kết mạc dị ứng.
  • Ngứa và mày đay liên quan đến histamin

2. Đối tượng chống chỉ định dùng thuốc

Những đối tượng sau chống chỉ định dùng thuốc Loratadin:
  • Bệnh nhân quá mẫn hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.

III. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Loratadin

Trước khi dùng thuốc bạn nên có sự chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của các bác sĩ để đảm bảo an toàn cũng như mang lại hiệu quả tốt nhất.

1. Liều dùng thuốc

Tùy vào từng độ tuổi, tình trạng dị ứng cùng với cơ địa của mối người mà liều dùng thuốc Loratadin cũng sẽ khác nhau:
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10 mg x 1 lần/ ngày.

Trẻ em từ 2 – 12 tuổi:

  • 2 – 5 tuổi: 5 mg/ ngày.
  • 6 – 12 tuổi: 10 mg/ ngày.

2. Cách dùng thuốc

Bạn có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều được. Thông thường, bạn chỉ cần uống một lần mỗi ngày. Nếu dùng thuốc ở dạng viên nhai, bạn phải nhai kỹ từng viên trước khi nuốt. Còn trường hợp dùng viên nén phân hủy nhanh thì phải lấy thuốc cẩn thận, tránh làm vỡ viên, sau đó đặt ngay vào miệng và ngậm lại.

Đối với thuốc dị ứng loratadin dạng dung dịch, người sử dụng cần định liều cẩn thận bằng dụng cụ hoặc thìa đo đặc biệt. Không sử dụng thìa gia dụng vì liều lượng thuốc có thể không chính xác.

Cần phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc Loratadin và nên có chỉ định của bác sĩ
Cần phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc Loratadin và nên có chỉ định của bác sĩ

IV. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc nếu gặp phải các tác  dụng phụ như sau thì bạn nên ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở tế gần nhất.
  • Phát ban, ngứa
  • Sưng mắt, mặt, môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, cánh tay, cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân
  • Khàn tiếng
  • Khó thở hoặc khó nuốt, thở khò khè
Ngoài ra, tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:
  • Đau đầu
  • Khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc
  • Mệt mỏi, yếu đuối
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Khô miệng, đau họng
  • Mắt đỏ hoặc ngứa
  • Chảy máu mũi
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên hoặc có những phản ứng không mong muốn chưa được ghi nhận.

V. Tương tác thuốc Loratadin

Loratadin có tác dụng rất gần với desloratadine. Không sử dụng thuốc có chứa desloratadin trong khi đang sử dụng loratadin.
Ngoài ra, tương tác tiềm tàng giữa loratadin và các thuốc ức chế CYP3A4 hoặc CYP2D6 có thể xảy ra, làm nồng độ loratadin tăng cao trong cơ thể và tăng tỷ lệ gặp tác dụng phụ. Sự tăng nồng độ loratadine này cũng gặp phải khi dùng đồng thời với ketoconazole, erythromycin và cimetidine trong các thí nghiệm nghiên cứu, vẫn nên thận trọng.

VI. Triệu chứng dùng thuốc Loratadin quá liều và cách xử lý

1. Triệu chứng quá liều

  • Người lớn: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh, và nhức đầu (chẳng hạn như liều 40-180 mg loratadin).
  • Trẻ em: biểu hiện ngoại tháp và hồi hộp (dùng quá 10 mg).

2. Cách xử lý

Điều trị ngộ độc loratadin thông thường bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, được tiến hành ngay và duy trì khi cần thiết.
  • Trường hợp ngộ độc cấp loratadin, nên làm rỗng dạ dày ngay bằng cách dùng siro ipeca gây nôn. Uống than hoạt sau khi gây nôn có thể có hiệu quả ngăn chặn sự hấp thu của loratadin.
  • Nếu gây nôn không có hiệu quả hoặc bị chống chỉ định (như với bệnh nhân hôn mê, đang co giật), có thể tiến hành súc rửa dạ dày bằng dung dịch NaCl 0,9% nếu có ống đặt khí quản để ngăn ngừa việc hít vào phổi các chất trong dạ dày. Nước muối có tác dụng pha loãng nhanh chóng các chất chứa trong ruột.
Khi xuất hiện những biểu hiện quá liều thuốc Loratadin cần xử lý kịp thời
Khi xuất hiện những biểu hiện quá liều thuốc Loratadin cần xử lý kịp thời

V. Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc

Trước khi sử dụng thuốc Loratadin để thoát khỏi dị ứng, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
  • Thông báo bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với loratadin, bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc bất kỳ thành phần trong loratadin được ghi trên bao bì.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị hoặc từng bị hen suyễn, bệnh thận hoặc bệnh gan.
  • Liệt kê và mang theo danh sách thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, các thực phẩm chức năng và các sản phẩm thảo dược, thuốc cảm lạnh, dị ứng bạn đang dùng hoặc dự định sử dụng để thầy thuốc cân nhắc và tư vấn giúp bạn.
  • Nếu bạn bị phenylketone niệu (PKU, một bệnh di truyền trong đó phải tuân theo chế độ ăn uống đặc biệt nhằm ngăn ngừa chậm phát triển trí tuệ), bạn cũng cần nói với bác sĩ điều trị để lựa chọn dạng thuốc loratadin phù hợp. Vì loratadin dạng phân hủy nhanh trong miệng có thể chứa aspartame, trong cơ thể tạo thành phenylalanin vi phạm vào chế độ ăn kiêng kể trên.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.

Thuốc Loratadin là một trong những loại thuốc điều trị hiệu quả các triệu chứng dị ứng. Những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp chỉ mang giá trị tham khảo, để sử dụng thuốc an toàn và đúng cách thì các bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.