I. Thông tin về thuốc Hapacol
1. Nhà sản xuất thuốc Hapacol
2. Các loại thuốc Hapacol
Hiện nay, công ty Dược Hậu Giang DHG Pharma đã cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm thuốc Hapacol chuyên điều trị các chứng bệnh khác nhau và phù hợp với từng đối tượng người dùng là người lớn và trẻ nhỏ. Có thể kể đến các loại thuốc Hapacol như:
- Hapacol 150
- Hapacol sủi
- Hapacol Extra
- Hapacol 650
- Hapacol 2500
3. Hàm lượng và hoạt chất có trong thuốc
- Hapacol 150mg là thuốc bột sủi bọt dành cho trẻ em, có hàm lượng paracetamol 150mg
- Hapacol 650mg có dạng viên nén chứa paracetamol 650mg
- Hapacol Extra được bào chế dưới dạng viên nén chứa paracetamol 500mg, cafein 65mg
- Hapacol sủi là viên nén sủi bọt có chứa paracetamol 500mg
II. Tác dụng của thuốc Hapacol
1. Hapacol 150
2. Hapacol 650/ Hapacol sủi
Thuốc giúp hạ sốt ở người bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.
3. Hapacol Extra
II. Liều dùng và cách thức sử dụng thuốc Hapacol
1. Liều dùng thuốc Hapacol cho người lớn
- Hapacol 650
Liều thông thường cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 1 viên/ lần. Liều tối đa trong 24 giờ không quá 4000mg. Khoảng cách giữa hai lần uống phải hơn 4 giờ và không uống quá 6 viên/ ngày.
- Hapacol Extra
Liều thông thường cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi: uống 1–4 lần/ ngày, mỗi lần uống 1 hoặc 2 viên. Không dùng quá 8 viên/ ngày.
Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần uống là 4 giờ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Hapacol sủi
Khoảng cách giữa 2 lần uống phải hơn 4 giờ và không uống quá 8 viên/ ngày. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên/ lần.
Đối với đau nhiều: có thể uống 2 viên/lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Liều dùng thuốc Hapacol cho trẻ em
- Hapacol 150
Cách mỗi 6 giờ, bạn cho bé uống một lần/ Liều dùng trung bình từ 10-15mg/ kg thể trọng/lần. Tổng liều tối đa không quá 60mg/kg thể trọng/24 giờ, không quá 5 lần/ ngày.
Bạn cũng có thể theo phân liều sau: trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: uống 1 gói/ lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Cách dùng thuốc Hapacol
- Viên nén: Uống thuốc cùng với nước lọc.
- Viên sủi: Thả thuốc vào một ly nước, đợi tan hoàn toàn thì uống liền.
Bạn không dùng thuốc quá 3 ngày để giảm sốt và quá 10 ngày để giảm đau. Nếu vẫn chưa khỏi cần đi khám và tư vấn bởi bác sĩ. Bạn không nên tự ý kéo dài thời gian dùng thuốc nếu:
- Có triệu chứng mới xuất hiện.
- Sốt cao (39,5oC) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.
- Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.
IV. Các đối tượng chống chỉ định sử dụng thuốc Hapacol
- Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
- Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
- Đối với người bị phenylceton – niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa aspartam.
- Người quá mẫn (bệnh hen suyễn) nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit.
- Phải dùng thận trọng ở người bị thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận.
- Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, vì vậy bạn nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
V. Tác dụng phụ của thuốc Hapacol
Khi sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt nhanh Hapacol, bạn có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn như:
- Buồn nôn
- Ban da
- Thiếu máu
- Giảm bạch cầu trung tính
- Giảm toàn thể huyết cầu.
Mặc dù các tác dụng phụ hiếm khi xảy ra nhưng đây là một vấn đề bạn cần lưu ý khi sử dụng thuốc. Trong quá trình điều trị bằng thuốc Hapacol, nếu gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bạn cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.
Với những thông tin đầy đủ và chi tiết về thuốc Hapacol trên đây, hi vọng sẽ cho bạn những thông tin hữu ích và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thuốc